THƯA THẦY CON VIẾT CHỮ "ĐẠI" ĐẤY Ạ!
Sớm hôm ấy, cậu bé Uyên (tên Tú Xương hồi còn bé) cắp sách đến trường. Học trò đã đến đông, nhưng thầy đồ vẫn chưa đến.
Vốn tính hay nghịch, trong lúc chơi đùa với bạn, chả biết nghĩ ngợi thế nào, cậu lấy que vạch luôn xuống đất chữ "thái" (太). Chữ này chính là tên thầy Trần Chấn Thái, Thầy đỗ hai khoa tú tài, quê ở xã Thành Thị, huyện Bình Lục, cho nên còn được gọi là cụ Kép Thành Thị.
Một lát sau, thầy đồ Thái vào lớp. Dáng dấp ông hôm nay mệt mỏi, nhưng vẫn giữ phong thái nghiêm nghị. Thấy chữ viết trên đất, thầy hỏi:
- Anh nào viết tên thầy trên đất kia?
Bấy giờ Uyên mới nhớ "thái" là tên thầy, sợ quá không dám nhận. Nhưng rồi cụ Kép cũng biết, gọi Uyên hỏi:
- Sao anh viết tên thầy xuống đất?
Uyên giật bắn người, đứng dậy. Thầy vừa quay đi, Uyên vội quèo chân xóa dấu chấm rồi mới trả lời:
- Thưa thầy con không dám thế ạ!
Cụ Kép trỏ:
- Thế chữ gì đây?
- Con viết chữ "đại" (大) ạ.
Cụ Kép nhìn xuống, quả chỉ còn chữ "đại" thật. Thừa biết tay này láu cá, ngẫm nghĩ rồi thầy hỏi :
- Chữ "đại" do những chữ gì chắp thành?
- Thưa chữ "đại"có chữ "nhất" (一) và chữ "nhân"(人) ạ!
Củ Kép cầm lấy roi, bảo:
- Anh chắp tay, nằm sấp xuống, thầy hỏi.
Biết thầy phạt vì tội vô lễ, Uyên ngoan ngoãn, run rẩy làm theo. Cụ Kép lại hỏi :
- Anh nằm dạng chân ra thành chữ gì?